phổ biến pháp luật
thông tin khác
Dịch vụ cộng đồng
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |
hướng dẫn thực hiện pháp luật và chế độ chính sách
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 đối với các trường hợp áp dụng hệ số theo quy định của pháp luật làm căn cứ tính: Thu tiền thuê đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê; thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức; tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ
TT | Nhóm địa bàn | Hệ số điều chỉnh đất sản xuất kinh doanh phi NN | Hệ số điều chỉnh đất thương mại dịch vụ |
1 | Các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng | 1,40 | 1,70 |
2 | Các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ | 1,35 | 1,60 |
3 | Các quận: Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm | 1,28 | 1,50 |
4 | Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng |
|
|
4.1 | Các xã giáp ranh nội thành, thị trấn các huyện | 1,25 | 1,40 |
4.2 | Các xã còn lại thuộc các huyện | 1,20 | 1,35 |
5 | Các huyện còn lại và thị xã Sơn Tây |
|
|
5.1 | Các xã giáp ranh nội thành, thị trấn các huyện (trừ thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ); các phường thuộc thị xã Sơn Tây | 1,20 | 1,30 |
5.2 | Các xã còn lại thuộc các huyện; các xã của thị xã Sơn Tây; thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ | 1,15 | 1,25 |
2. Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND quy định Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.0.
3. Hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất như sau:
TT | Nhóm địa bàn | Hệ số điều chỉnh |
1 | Các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng | 2,00 |
2 | Các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ | 1,75 |
3 | Các quận: Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm | 1,70 |
4 | Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng |
|
4.1 | Các xã giáp ranh nội thành, thị trấn các huyện | 1,65 |
4.2 | Các xã còn lại thuộc các huyện | 1,50 |
5 | Các huyện còn lại và thị xã Sơn Tây |
|
5.1 | Các xã giáp ranh nội thành, thị trấn các huyện (trừ thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ); các phường thuộc thị xã Sơn Tây | 1,50 |
5.2 | Các xã còn lại thuộc các huyện; các xã của thị xã Sơn Tây; thị trấn của các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phúc Thọ | 1,35 |
4. Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp (trong đó bao gồm cả đất vườn, ao liền kề đất ở) làm cơ sở xác định chênh lệch giữa giá thu tiền sử dụng đất theo mục đích mới và giá thu tiền sử dụng đất nông nghiệp: K = 1,0.
5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 7 năm 2024, thay thế Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 theo quy định của pháp luật làm căn cứ tính: Thu tiền thuê đất; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất thuê; thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Câu 1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được quy định tại Nghị định nào của Chính phủ?
Trả lời:
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (sau đây gọi là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP), có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2020; Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi là Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2022.
Câu 2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản được áp dụng cho đối tượng nào?
Trả lời:
Điều 2 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP) quy định đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Câu 3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bao gồm những hành vi nào?
Hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP) bao gồm:
- Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
- Vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản.
Câu 4. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Trả lời:
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 43 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp lĩnh vực khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 43.
Câu 5. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Trả lời:
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 44 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi (diện tích, chiều sâu) dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận đầu tư nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cho phép theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 44;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 44.
Câu 6. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định như thế nào?
Trả lời:
Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tại Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), bao gồm:
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3 ;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3 ;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3 ;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều 47;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 47.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;
đ) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;
e) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 47.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 47.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 47. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều 47.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 47 trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Câu 7. Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định như thế nào?
Trả lời:
Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng (kể cả phương tiện khai thác trực tiếp và phương tiện tham gia gián tiếp) để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 48.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra tại khoản 1 Điều 48;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 48;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 48 trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Câu 1. Chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố Hà Nội quy định tại văn bản nào?
Trả lời:
Chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố Hà Nội quy định tại Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.
Câu 2. Đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng?
Trả lời:
Người được hưởng chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng gồm những đối tượng sau:
1. Người có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội;
2. Đối tượng được nuôi dưỡng tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và cơ sở trợ giúp xã hội công lập của thành phố Hà Nội;
3. Đối tượng điều trị tại Bệnh viện 09 - Sở Y tế Hà Nội;
4. Người lang thang vô gia cư chết trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Câu 3. Nội dung và mức hỗ trợ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Nội dung và mức hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng bao gồm:
1. Hỗ trợ chi phí hỏa táng như sau:
- Thi hài người lớn: 3.000.000 đồng/ca.
- Thi hài trẻ em dưới 06 tuổi: 1.500.000 đồng/ca.
2. Hỗ trợ chi phí vận chuyển: 1.000.000 đồng/ca.
3. Hỗ trợ chi phí khác:
Đối với người dân thuộc hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; các đối tượng người có công đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; các đối tượng xã hội đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập của thành phố Hà Nội, đối tượng điều trị tại Bệnh viện 09 - Sở Y tế Hà Nội; người lang thang vô gia cư chết trên địa bàn thành phố Hà Nội:
- Áo quan hỏa táng: 1.250.000 đồng/ca.
- Túi đồ khâm liệm: 500.000 đồng/ca.
- Bình đựng tro cốt: 250.000 đồng/ca.
Câu 4. Nguồn kinh phí và Thời gian thực hiện được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách cấp Thành phố.
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.