phổ biến pháp luật
thông tin khác
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |
Thông tin du lịch
Sau một thời gian dài đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, cùng với các di tích khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, các di tích di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn thị xã đã chính thức được phép mở cửa đón khách trong dịp đầu năm mới theo Công văn số số 380/SVHTT-NSVH ngày 14-2-2022 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động tại các di tích năm 2022.
Người dân đi lễ thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh tại di tích đền thờ Phùng Hưng - xã Đường Lâm
Theo đó, căn cứ thông báo cấp độ dịch của thành phố, UBND thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, các ban quản lý di tích chủ động thực hiện công tác quản lý, đón tiếp khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn phù hợp theo từng cấp độ, bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả. Việc mở cửa đón tiếp khách phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về phòng dịch của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của thành phố. Các điểm di tích lịch sử - văn hóa xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch. Tất cả các điểm di tích đều phải có mã QR để quản lý người ra, vào và khai báo y tế theo quy định; bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng, không để tập trung đông người gây ùn ứ, ách tắc. Khuyến khích người tham gia các hoạt động tại di tích đã tiêm đủ 2 liều vắc xin trở lên hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ. Thường xuyên khử khuẩn, bố trí nước, dung dịch rửa tay trước và sau khi ra, vào khu di tích lịch sử - văn hóa.
Đối với việc tổ chức lễ hội, các di tích văn hóa lịch sử tiếp tục không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ với thành phần tham dự chính, đồng thời, chủ động có phương án hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Các đơn vị có trách nhiệm triển khai công tác bảo vệ, giữ gìn di tích, thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống đảm bảo phù hợp với tình hình dịch. Tăng cường tuyên truyền thực hiện thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng nhiều hình thức.
Nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, Sơn Tây được biết đến với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Toàn thị xã hiện có có 244 di tích với nhiều đình, chùa, đền, lăng, nhà thờ họ...Trong đó có 16 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 64 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Ngoài ra thị xã còn có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó lễ hội Đền Và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đến thăm mảnh đất Sơn Tây, tuyến du lịch tâm linh thăm các di tích lịch sử như: chùa Mía, đình Mông Phụ, đền thờ Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, đền Và, Thành Cổ Sơn Tây, đền Măng Sơn, chùa Khai Nguyên… được nhiều du khách lựa chọn bởi ngoài việc được tham quan, tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích, du khách còn cảm thấy bình yên, xua tan đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.
Năm 2022, các di tích lịch sử trên địa bàn tạm dừng việc tổ chức lễ hội xuân Nhâm Dần theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Các nghi thức dâng hương, tế lễ, tri ân các bậc tiền nhân có công với nước được thực hiện theo quy mô nhỏ, bảo đảm thành kính, trang nghiêm. Trong khi đó, các hoạt động phần hội được tạm dừng, hạn chế tối đa tập trung đông người, nhằm thích ứng để an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Việc đóng - mở cửa của các di tích, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo cũng như những thay đổi trong thói quen đi lễ đầu năm cho thấy sự chuyển biến, thích ứng linh hoạt trong tình hình dịch bệnh để vừa đáp ứng nhu cầu hành hương, tâm linh của nhân dân, vừa góp phần khôi phục hoạt động văn hóa - xã hội trên địa bàn./.
Phan Thanh