phổ biến pháp luật
thông tin khác
Dịch vụ cộng đồng
thời tiết các vùng
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |
thông tin tuyên truyền
Chiều 11-5, Đoàn giám sát HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn làm việc với thị xã về kết quả thực hiện Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND của HĐND thành phố về Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học TP Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 05/2012-HĐND, ngành giáo dục - đào tạo thị xã có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đến nay, thị xã có 45 trường công lập, cơ bản đều được đầu tư cơ sở vật chất kiên cố và trang thiết bị dạy học hiện đại. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2016, ở cấp mầm non đạt 33,3%; tiểu học đạt 73,3%; THCS đạt 66,7%. Hiện tại, thị xã chưa có trường tiểu học, THCS công lập cung ứng dịch vụ chất lượng cao, khó khăn trong việc thiếu trường lớp, trường chuẩn theo chỉ tiêu cho cấp bậc mầm non, không thu hút được xã hội hóa trong giáo dục. Đặc biệt gặp khó về kinh phí đầu tư cho giáo dục khi tổng thu ngân sách của thị xã chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng/năm. Theo mục tiêu đặt ra đến năm 2030, thị xã phát triển thêm 46 trường, nhưng hiện tại mới quy hoạch xây mới, sửa chữa 42 trường theo dự báo nhu cầu thực tế và nguồn ngân sách dự kiến.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo thị xã tiếp tục rà soát các chỉ tiêu theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND, chuẩn bị nguồn lực để đầu tư xây dựng các trường theo kế hoạch. Trong đó, cần lưu ý làm tốt công tác dự báo để bổ sung, chỉnh sửa quy hoạch và thực hiện đầu tư sát với thực tiễn, tránh lãng phí. Cùng với đầu tư hạ tầng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố đề nghị thị xã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục.
Diệp